Sến mật là cây gỗ lớn, có thể cao 30m đến 35m. Phiến lá hình trứng ngược hay hình bầu dục dài, dài 6–16 cm, rộng 2–6 cm, đầu tù và có mũi nhọn rộng. Cụm hoa ở nách lá các lá trên, thường gồm 2-3 hoa; hoa có tràng nhẵn màu vàng. Quả hình bầu dục hay gần hình cầu, dài 2,5–3 cm; hạt hình trứng.
Cây sến mật sinh trưởng chậm, ưa đất tốt và ẩm, ra hoa vào tháng 1-3; có quả chín tháng 11-12 Cây tái sinh bằng hạt và chồi
Phân bố:
Sến mật phân bố ở Vân Nam (Trung Quốc) và Việt Nam. Ở Việt Nam, cây mọc rải rác trong các rừng rậm nhiệt đới từ Lào Cai, Lạng Sơn đến Quảng Bình. Đặc biệt ở khu vực Tam Quy (Hà Trung, Thanh Hóa), cây sến mọc tập trung thành rừng thuần hoặc hỗn giao với cây lim xanh.
Công dụng
Đặc điểm:
Kiểu rừng chính của Tam Quy là rừng thường xanh đất thấp đặc trưng bởi sự ưu thế của loài sến mật (Madhuca pasquieri) và lim xanh (Erythrophleum fordii). Sến là cây gỗ có nhiều công dụng: gỗ dùng để sản xuất đồ gỗ, dầu chiết ra từ hạt dùng để nấu ăn, lá và vỏ cây có công dụng làm các bài thuốc cổ truyền
Khu bảo tồn loài sến Tam Quy đã được đưa vào hệ thống rừng đặc dụng quốc gia từ năm 1986 với diện tích 350 ha
Dự án Khu bảo tồn thiên nhiên rừng sến Tam Quy được phê duyệt năm 2001
Trong tổng diện tích tự nhiên 518,5 ha của khu bảo tồn gồm có
Tổng diện tích khu bảo tồn loài sến là 349 ha.
Vùng đệm bao gồm diện tích 795,5 ha bao quanh khu bảo tồn (thuộc địa phận hành chính các xã Hà Đông, Hà Ninh, Hà Lĩnh, Hà Tân), trong đó phần lớn là rừng thông (672,5 ha)
Hiện nay trong khu bảo tồn đang có một thực trạng diễn thế giữa lim và sến, đó là cây lim đang chèn ép, cạnh tranh không gian dinh dưỡng với cây sến. Chiều cao của lim khoảng 13 m, của sến là 9 m, sến ở tầng thấp và hoàn toàn chịu tán của lim, trong khi đặc tính sinh thái của cây sến trưởng thành là ưa sáng, không chịu bóng, dẫn đến nguy cơ rừng sến bị thay thế bởi rừng lim
Các loại sến đặc trưng:
Sến đỏ hay sến mủ, sến cát, cà chít, có danh pháp hai phần là Shorea roxburghii C. Don (tên khác S. harmandii Pierre, S. cochinchinensis Pierre), là một loài cây thuộc họ Dầu (hay họ Sao dầu, Dipterocarpaceae).
Phân bố:
Cây sến đỏ phân bố ở Campuchia, Ấn Độ, Lào, Malaysia, Myanma, Thái Lan và Việt Nam. Tại Việt Nam, cây mọc trong rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới, rừng nửa rụng lá ở độ cao dưới 1300m, từ Thừa Thiên - Huế đến Kiên Giang.
Mô tả:
Cây gỗ lớn, cao đến 30m. Lá hình bầu dục hay thuôn, dài 8–15 cm, rộng 4–6 cm, màu tía. Hoa thành chùm hay chuỳ, dài 7–8 cm, ở nách các lá đã rụng; cánh hoa màu vàng. Quả thuôn, có mùi, dài 2 cm
Cây sến đỏ ra hoa tháng 1-2; có quả tháng 3-5
Công dụng:
Các bộ phận như hoa, vỏ cây có tác dụng chữa bệnh. Vỏ có vị chát; có tác dụng thu liễm trừ lỵ, cũng dùng để ăn trầu. Hoa được dùng làm thuốc hạ sốt, trợ tim.
Vỏ cây sến đỏ được dùng để ngăn hay làm chậm sự lên men của đường thốt nốt.
Sến xanh
Sến xanh hay sến cát, viết, có danh pháp hai phần là Mimusops elengi, là một loài thực vật thuộc họ Hồng xiêm (Sapotaceae).
Tên gọi
Cây sến xanh được gọi là Pikul(พิกุล) trong tiếng Thái Lan, Munamal trong tiếng Sinhal, Magizham trong tiếng Tamil, Bullet wood trong tiếng Anh, Tanjong trong tiếng Mã Lai, Bakula trong tiếng Phạn, Bakul trong tiếng Hindi và tiếng Bengal, (बकुळ) trong tiếng Marathi, Kha-Yay trong tiếng Myanmar.
Phân bố
Sến xanh phân bố từ Ấn Độ, Myanma, Lào, Thái Lan, Việt Nam. Ở Việt Nam, loài cây này mọc ở Tây Nguyên trong rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới hay nửa rụng lá; hoặc được trồng làm cảnh
Mô tả
Cây gỗ, cao 15-20m. Thịt vỏ màu đỏ hồng, có nhựa trắng. Lá cây mọc so le, thuôn, nhẵn, dài 10–13 cm, rộng 5-6,5 cm. Hoa có nách lá, nhỏ, màu trắng thơm. Quả mọng nạc, xoan, nhẵn, màu vàng khi chín, dài 2-2,5 cm
Cây nở hoa vào mùa hè - thu, ra quả vào tháng 12
Gỗ sến xanh có chứa tanin. Hạt chứa saponin và tinh dầu
Vỏ, lá, gỗ, hoa, quả và hạt được dùng làm thuốc.
Cây sến 500 năm và chuyện “Cầu được ước thấy”!
“Làng Spa Eco” nằm trên đường ven biển Phan Thiết đi Tân Thành (Hàm Thuận Nam), cách hải đăng Khe Gà khoảng 1,5 km.
Gọi là làng nhưng kỳ thực đó là khu du lịch sinh thái, hình thành bởi một số bungallow mái lợp tranh hình tổ chim cúc cu trên lưng chừng đồi, cùng những ngôi nhà kiểu xưa lợp ngói âm dương, tất cả đều quay ra biển và chỉ cách đường 719 ngang qua làng chỉ vài bước chân… Chính vì thế, từ phía Bắc vô, từ phía Nam ra, cứ bước xuống xe là đến làng, không phải di chuyển nhiều, đặc biệt thuận lợi cho người có hành lý.
Anh Lê Hải, giám đốc điều hành Làng Spa Eco cho hay: “Hàng năm, trong mấy tháng cuối, hàng đoàn khách nước ngoài đến làng. Khung cảnh hoang sơ của đồi nhãn rừng, những dãy đồi cát dựng đứng, cộng với biển xanh và một chút sáng tạo của con người trong cách bài trí, phối cảnh của toàn bộ ngôi làng đã thu hút họ”.
Gần đây, làng Spa đón thêm nhiều khách Việt. Họ đến với làng ngoài nghỉ dưỡng còn để tham quan cây sến 500 tuổi nằm trong khu rừng thuộc quyền quản lý của làng spa.
Đó là cây cổ thụ nhiều nhánh, tàng khá rộng, thuộc họ sến cát, chỉ mọc vùng cát ven biển Bình Thuận - Bình Châu (Bà Rịa - Vũng Tàu). Đây cũng là cây sến nhiều tuổi nhất trên địa bàn Bình Thuận hiện nay.
Nguyên nhân giúp cây sến này tồn tại đến ngày nay trước bao ánh mắt của thợ rừng (đây cũng là khu vực nhiều người từng đốt than) là do người dân quanh vùng đã khoác lên cho cây sự huyền bí, về khả năng: “Ước gì được nấy, kể cả chữa khỏi một số bệnh”.
Có lẽ vì lời đồn này, mới đây, một gia đình khoảng chục người từ miền Tây ra nghỉ đêm tại Làng Spa, và sáng hôm sau họ leo đồi vào chỗ cây sến. Bên gốc sến già đầy nhánh, gia đình người miền tây khần cầu cho mẹ họ hết bệnh, còn những đứa trẻ thì cầu cho học hành giỏi giang.
Chứng kiến sự việc, tôi hỏi người thanh niên dẫn đường: “Em có tin những điều đó xảy ra?”. Người thanh niên đáp ngay: “Cây sến là một điểm tham quan của làng spa. Khách của Spa muốn tham quan cổ thụ, chúng tôi đều dẫn đường. Mọi người sẽ đi rất chậm, nghỉ nhiều chặng, mỗi chặng năm hoặc mười phút.. thành ra việc đi thăm cổ thụ là dịp để mọi người rèn luyện sức khỏe. Chúng tôi thấy nhiều người cầu ước bên gốc cổ thụ nhưng tuyệt nhiên không ai bày các nghi thức mê tín nên chấp nhận được”.